Bài học cùng chủ đề
- Một số dấu hiệu nhận biết tứ giác nội tiếp
- Chứng minh tứ giác nội tiếp (Phần 1)
- Chứng minh tứ giác nội tiếp (Phần 2)
- Tứ giác nội tiếp
- Tứ giác nội tiếp
- Phương pháp: Chứng minh tổng hai góc đối bằng 180 độ
- Phương pháp: Chứng minh hai đỉnh kề nhau cùng nhìn cạnh chứa hai điểm còn lại hai góc bằng nhau
- Phương pháp: Chứng minh góc ngoài tại một đỉnh bằng góc trong của đỉnh đối diện
- Chứng minh đẳng thức tích các đoạn thẳng
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Tứ giác nội tiếp SVIP
Cho tam giác ABC vuông tại A, nội tiếp trong đường tròn tâm I; bán kính r. Gọi P là trung điểm của AC; AH là đường cao của tam giác ABC.
a) Chứng minh tứ giác APHI nội tiếp được trong đường tròn. Xác định tâm K của đường tròn này.
b) Chứng minh hai đường tròn (I) và (K) tiếp xúc nhau.
Hướng dẫn giải:
a) Theo giả thiết, P là trung điểm dây AC nên đoạn thẳng IP vuông góc với dây AC. Hai tam giác AHI và API là hai tam giác vuông có chung cạnh huyền AI nên hai tam giác này cùng nội tiếp đường tròn đường kính AI. Do đó AHIP nội tiếp đường tròn đường kính AI.
Tâm K của đường tròn là trung điểm của AI.
b) Ta có AI = r, K là trung điểm AI nên KA=KI=2r.
Do đó, KI = IA − KA hay hai đường tròn (K) và (I) tiếp xúc nhau.
Cho tam giác cân ABC (AB=AC) nội tiếp đường tròn (O). Các đường phân giác trong các góc B và C của tam giác ABC cắt nhau ở E và cắt đường tròn lần lượt ở F và D. Chứng minh rằng tứ giác EDAF là một hình thoi.
Hướng dẫn giải:
Theo giả thiết AB = AC nên AB⌢=AC⌢
Mà BF, CD là phân giác trong các góc B và C của tam giác ABC nên FA⌢=FA⌢;DA⌢=DB⌢.
Vì vậy nên FA⌢=FC⌢=DA⌢=DB⌢(=2AB⌢=2AC⌢)
⇒ DA//BF và FA//CD.
Do đó ADEF là hình bình hành. Lại có AD = AF nên ADEF là hình thoi.
Cho ΔABC đều, đường cao AH. M là điểm bất kì trên đáy BC. Kẻ MP⊥AB và MQ⊥AC. Gọi O là trung điểm của AM.
a) Chứng minh năm điểm A, P, M, H, Q cùng nằm trên một đường tròn.
b) Tứ giác OPHQ là hình gì?
c) Xác định vị trí của M trên BC để PQ có độ dài nhỏ nhất.
Hướng dẫn giải:
a) Có APM=AHM=AQM=90o nên 5 điểm A, P, M, H, Q cùng thuộc đường tròn đường kính AM.
b) Vì AH là đường cao của tam giác đều ABC nên BAH=HAC=30o.
Vì A, P, M, H, Q cùng nằm trên đường tròn tâm O nên OP = OH = OQ = OM và POH=2PAH=60o ; QOH=60o suy ra OPH và OQH là hai tam giác đều, do đó OQHP là hình thoi.
c) Gọi r là bán kính đường tròn ngoại tiếp đa giác APMHQ thì AM = 2r và OPH, OQH là hai tam giác đều cạnh r. Do đó PQ=2.2r3=AM.23≥AH.23
Do đó PQ ngắn nhất khi và chỉ khi M là trung điểm BC.
Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB. M là điểm tùy ý trên nửa đường tròn (M khác A và B). Kẻ MH⊥AB (H∈AB). Trên cùng nửa mặt phẳng bờ AB chứa nửa đường tròn (O), vẽ hai nửa đường tròn tâm O1 đường kính AH và tâm O2 đường kính BH. MA và MB cắt hai nửa đường tròn (O1) và (O2) lần lượt tại P và Q.
a) Chứng minh rằng MH=PQ.
b) Chứng minh tứ giác PQBA nội tiếp.
c) Chứng minh PQ là tiếp tuyến chung của hai nửa đường tròn (O1) và (O2).
Hướng dẫn giải:
a) Vì AH, HB, AB đều là các đường kính của các nửa đường tròn (O1) , (O2) và (O) nên tứ giác MPHQ có ba góc P, Q, M vuông. Vì vậy nó là hình chữ nhật.
Từ đó, ta có HM = PQ.
b) Vì MHPQ là hình chữ nhật nên MPQ=MHQ=MBH(=2HQ⌢), do đó APQB là tứ giác nội tiếp.
c) Ta có O1PA=PAO1=90o−HMP=90o−MPQ
⇒O1PA+MPQ=90o⇒O1PQ=90o nên PQ tiếp xúc nửa đường tròn (O1) tại P.
Tương tự , PQ tiếp xúc (O2) tại Q hay PQ là tiếp tuyến chung của hai nửa đường tròn (O1) và (O2).