Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện SVIP
Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện
(Những đặc điểm trong cách kể của tác giả)
I. Định hướng
1. Khái niệm
Thế nào là kiểu bài nghị luận về một tác phẩm truyện?
- Yêu cầu nghị luận về một tác phẩm truyện có thể là phân tích, đánh giá toàn bộ tác phẩm nhưng cũng có thể chỉ tập trung phân tích một số yếu tố nội dung hoặc hình thức của truyện.
+ Ví dụ:
-
Suy nghĩ về triết lí hạnh phúc trong truyện Tầng hai của Phong Điệp.
-
Vẻ đẹp của người nông dân qua văn bản Vợ nhặt của Kim Lân.
-
Phân tích truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao.
2. Những yêu cầu đối với kiểu bài
- Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm truyện được chọn để phân tích (chú ý nêu khái quát các phương diện làm nên tính nghệ thuật của tác phẩm mà bài viết sẽ đi sâu phân tích).
- Nêu được và phân tích một cách cụ thể, rõ ràng về các phương diện nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm (nghệ thuật sáng tạo, xây dựng cốt truyện, những nét đặc sắc của hình tượng người kể chuyện, cách tổ chức trần thuật, lời văn và giọng điệu,...).
- Nêu nhận định, đánh giá về tác phẩm truyện dựa trên các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục với những phân tích có chiều sâu hay thể hiện góc nhìn mới mẻ.
- Khẳng định giá trị của tác phẩm được chọn để phân tích.
II. Phân tích bài viết tham khảo: Một vài nét về nghệ thuật tự sự của Nam Cao trong truyện ngắn Đời thừa.
Một vài nét về nghệ thuật tự sự của Nam Cao
trong truyện ngắn Đời thừa
Đời thừa (1943) là một truyện ngắn nổi bật của Nam Cao trong mảng đề tài về người trí thức. Tác phẩm đánh dấu sự chín muồi trong tư tưởng nghệ thuật của nhà văn và thường được xem như một tuyên ngôn của Nam Cao về văn học. Không chỉ có giá trị về mặt tư tưởng, Đời thừa còn đặc sắc về nghệ thuật tự sự. Đây cũng là phương diện chưa được chú ý nhiều trong những phân tích, bình giảng về truyện ngắn này.
Đời thừa có cấu trúc điển hình của một truyện ngắn. Toàn bộ câu chuyện chỉ diễn ra từ ngày hôm trước đến sáng hôm sau với sự kiện chính là trận say rượu của nhà văn Hộ, nhân vật trung tâm. Câu chuyện cũng không được thuật lại theo trình tự thời gian. Truyện mở đầu bằng đoạn văn mà người kể chuyện miêu tả cận cảnh khoảnh khắc Hộ đang chăm chú đọc sách, qua đó có thể thấy thế giới sách là niềm say mê lớn nhất của nhân vật. Rồi từ đó, mạch truyện hồi cố những chi tiết trong quá khứ của nhân vật, người kể chuyện cung cấp cho người đọc những chi tiết để hình dung về con người của Hộ, nhất là những suy tư của nhân vật. Cách tổ chức mạch truyện phá vỡ trật tự sự kiện như vậy chính là một đặc trưng nổi bật của nghệ thuật tự sự hiện đại so với truyền thống.
Đời thừa là một truyện ngắn ít hành động không có những kịch tính dồn dập, thay vào đó, truyện tập trung miêu tả dòng suy tưởng và những xung đột trong thế giới tinh thần của nhân vật. Người kể chuyện ở ngôi thứ ba, trần thuật theo điểm nhìn bên trong gắn với ý thức của nhân vật hơn là từ điểm nhìn bên ngoài. Hình thức trần thuật hướng nội này phù hợp với việc khắc hoạ nhân vật như là một con người có đời sống tư tưởng.
Hộ không khỏi làm người đọc liên hệ đến Điền, nhân vật nhà văn trong truyện ngắn Giăng sáng được Nam Cao sáng tác trước đó. Nhưng nếu như Điền vốn từng có những ngộ nhận trong việc xác định giá trị mình muốn theo đuổi trong sự nghiệp và đời sống thì ngay từ đầu, Hộ đã được miêu tả như một con người có những lí tưởng đáng trân trọng. Hộ đặt ra nguyên tắc sống tình thương coi kẻ mạnh phải là người “nâng người khác trên đôi vai của mình” và bản thân Hộ, bằng hành động giang tay giúp đỡ Từ khi cô bị phụ bạc, đã hiện thực hoá nguyên tắc sống ấy. Trong nghề nghiệp, Hộ nuôi hoài bão văn chương và nhân vật hiểu rõ văn chương chân chính đòi hỏi những phẩm chất rất cao như thế nào. Nhưng vì cuộc sống khốn quẫn, những giá trị đáng ra phải cộng hưởng với nhau lại nảy sinh xung đột. Điều này khiến cuộc đấu tranh nội tâm ở nhân vật mang tính chất bi kịch.
Trên thực tế, nhân vật của Nam Cao đã lựa chọn lẽ sống tình thương thay cho khát vọng sự nghiệp. Hộ chấp nhận gác lại tham vọng văn chương chấp nhận viết văn để kiếm tiền - điều mà trước đó anh vốn không nghĩ đến. Thứ văn chương dùng để mưu sinh ấy khiến Hộ đành phải dễ dãi với ngòi bút của mình, viết nhanh, viết nông không thể cầu toàn với chữ nghĩa như trước kia nữa, nhờ đó, mới có thể nuôi sống được gia đình. Sự lựa chọn này có thể trấn an nhân vật về mặt đạo đức nhưng hoàn toàn không đem đến sự thanh thản trong nội tâm cho Hộ. Bởi khát vọng văn chương là thứ khiến Hộ có thể khẳng định ý nghĩa đời sống của bản thân như một cá nhân, điều mà bổn phận đạo lí không thể khoả lấp trọn vẹn. Đấy chính là lí do khiến Hộ luôn dằn vặt trước trang viết của mình. Có một khía cạnh đáng chú ý ở đây: thực ra xã hội không phê phán Hộ vì anh viết dở, viết nhạt; thứ văn chương mà Hộ tự thấy tầm thường ấy vẫn được in báo, vẫn được trả nhuận bút. Nhưng chính sự tự ý thức của Hộ đã khiến nhân vật không thể yên tâm với sự dễ dãi của xã hội với các giá trị tầm thường. Anh thấy mình không phải đang tạm gác lại khát vọng sự nghiệp mà là mình đang “hỏng”, đang phản bội chính những lí tưởng mà mình đã xác định. Trong nội tâm của Hộ, thường xuyên có một phiên toà, nơi chính anh tự kết án chính mình bằng những ngôn từ nặng nề nhất như “khốn nạn”, “cẩu thả”, “bất lương”, “đê tiện”. Nương theo dòng suy nghĩ của nhân vật, người kể chuyện như giúp người đọc “quan sát cận cảnh” xung đột nội tâm thường trực ở Hộ. Hình thức lời trần thuật nửa trực tiếp với các từ được chủ ý lặp lại, các câu hỏi mang tính chất tự vấn đóng vai trò quan trọng trong việc diễn tả sự tự đay nghiến cũng như nỗi thất vọng của nhân vật về chính mình: “Khốn nạn! Khốn nạn thay cho hắn! Bởi vì hắn chính là một thằng khốn nạn! [...] Chao ôi! Hắn đã viết những gì? Toàn những cái vô vị, nhạt phèo, gọi những tình cảm rất nhẹ, rất nông diễn một vài ý rất thông thường quấy loãng trong một thứ văn bằng phẳng và quá ư dễ dãi. Hắn chẳng đem một chút mới lạ gì đến văn chương. Thế nghĩa là hắn là một kẻ vô ích, một người thừa. Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có... Hắn nghĩ thế và buồn lắm, buồn lắm! Còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình? Còn gì đau đớn cho một kẻ vẫn khát khao làm một cái gì mà nâng cao giá trị đời sống của mình, mà kết cục chẳng làm được cái gì, chỉ những lo cơm áo mà đủ mệt?”.
Nhưng bi kịch ở Hộ không phải chỉ nằm ở chỗ sự nghiệp rơi vào bế tắc. Sự xuống dốc trên con đường văn chương của Hộ kéo theo sự tha hoá về nhân cách của nhân vật. Họ biến nổi bất mãn về bản thân thành những hành động bạo hành mà vợ con của mình – những người trước đó anh từng coi là đối tượng để thực hành lẽ sống tình thương - phải hứng chịu. Không chỉ phản bội lại lí tưởng văn chương, Hộ còn tự giẫm đạp lên lí tưởng sống của mình. Trải nghiệm của Hộ sau trận say rượu – sự kiện duy nhất được miêu tả trong truyện ngắn này – không phải là trải nghiệm lần đầu của nhân vật. Nhớ lại những gì mình đã làm trong cơn say, Hộ xấu hổ và ăn năn, lại sẵn sàng tự kết án mình bằng ngôn từ nặng nề nhất có thể trước mặt Từ “Anh... anh... chỉ là... một thằng... khốn nạn!..”. Và Từ hẳn đây cũng không phải là lần đầu tiên và duy nhất, từ chối vai trò là quan toà khi nghe lời xưng tội của Hộ Ngay lập tức, cô đặt mình vào vai trò của người bào chữa cho Hộ khi nói Hộ “chỉ là một người khổ sở”. Và rồi cuối cùng, cô tự kết án mình mới chính là nguyên nhân dẫn đến bị kịch của Hộ: “Chính vì em mà anh khổ...”. Tất cả những gì Từ có thể làm chỉ là chịu tội thay. Kẻ xưng tội thì không được thừa nhận tội; kẻ được quyền kết tội thì không chỉ từ chối quyền đó mà còn cả thẩm quyền tha thứ. Câu chuyện kết thúc nhưng những vấn đề trong đời sống của cả Từ và Hộ vẫn cứ ngổn ngang hầu như không thể giải quyết.
Người kể chuyện ở đây giữ một khoảng cách nhất định với nhân vật. Khoảng cách ấy được thể hiện rõ nhất qua giọng điệu trần thuật. Người kể chuyện có những đồng cảm nhất định với cuộc đấu tranh nội tâm của Hộ, ghi nhận sự chân thành trong thái độ ăn năn, biết lỗi của nhân vật sau trận say. Nhưng mặt khác, người kể chuyện cũng thể hiện thái độ nghiêm khắc đối với Hộ qua cách dùng đại từ nhân xưng “hắn” để gọi nhân vật, qua giọng điệu kể hàm chứa sự mỉa mai ngầm đối với cơn cao hứng của Hộ khi tuyên ngôn về văn chương giữa cuộc say, và nhất là qua cách miêu tả tiếng khóc của nhân vật. Khoảnh khắc Hộ bật khóc như “nước một quả chanh mà người ta bóp mạnh” chính là khoảnh khắc nhân vật đối diện với sự thật của chính mình, rằng Hộ không phải là “kẻ mạnh” như anh từng nghĩ, rằng thay vì nâng đỡ Từ, một người yếu đuối như anh từng tâm niệm thì hoá ra chính anh lại đang giày vò Từ, bắt Từ chịu thêm những tổn thương. Và liệu rằng những triết lí sống tưởng như đẹp đẽ mà Hộ muốn vươn đến đã thoát ra khỏi chủ nghĩa vị kỉ của một cá nhân vốn được mặc định là “kẻ mạnh”? Có thể nói, người kể chuyện đã thay mặt Nam Cao để làm cái việc mà ông quan tâm nhất khi cầm bút. Đó là “đau đáu nhìn vào cái nhân cách”, là việc “săn đuổi chính mình đầy ráo riết” và cũng là “săn đuổi cái nhân cách con người ta nói chung” (chữ dùng của Nguyễn Minh Châu).
Đời thừa là một truyện ngắn giàu tính phê phán. Ngoài phê phán việc con người, nhất là người trí thức, có thể đánh mất mình như thế nào, truyện ngắn của Nam Cao còn muốn phê phán những thiết chế xã hội đã đẩy các giá trị lớn vào tình thế xung đột với nhau, nơi cái tầm thường được biện bạch bằng lí do hoàn cảnh, trong khi đó những lí tưởng khát vọng lớn của con người lại bị hi sinh, bị tha hoá bởi những thứ tưởng như nhỏ nhặt nhất trong đời thường khiến sự sống của con người trở nên mất ý nghĩa. Sự phê phán của Nam Cao là biểu hiện của một “tấm lòng thương đời nhất” và một “con mắt nhìn đời ác nhất”), nói như Nguyễn Minh Châu. Tất cả điều này gây ấn tượng mạnh mẽ đối với người đọc nhờ một nghệ thuật tự sự có chiều sâu, giàu sức thuyết phục.
(Nhóm biên soạn)
Trong phần mở đầu, người viết đã giới thiệu bài viết với những yếu tố nào? (Chọn 2 đáp án)
Một vài nét về nghệ thuật tự sự của Nam Cao
trong truyện ngắn Đời thừa
Đời thừa (1943) là một truyện ngắn nổi bật của Nam Cao trong mảng đề tài về người trí thức. Tác phẩm đánh dấu sự chín muồi trong tư tưởng nghệ thuật của nhà văn và thường được xem như một tuyên ngôn của Nam Cao về văn học. Không chỉ có giá trị về mặt tư tưởng, Đời thừa còn đặc sắc về nghệ thuật tự sự. Đây cũng là phương diện chưa được chú ý nhiều trong những phân tích, bình giảng về truyện ngắn này.
Đời thừa có cấu trúc điển hình của một truyện ngắn. Toàn bộ câu chuyện chỉ diễn ra từ ngày hôm trước đến sáng hôm sau với sự kiện chính là trận say rượu của nhà văn Hộ, nhân vật trung tâm. Câu chuyện cũng không được thuật lại theo trình tự thời gian. Truyện mở đầu bằng đoạn văn mà người kể chuyện miêu tả cận cảnh khoảnh khắc Hộ đang chăm chú đọc sách, qua đó có thể thấy thế giới sách là niềm say mê lớn nhất của nhân vật. Rồi từ đó, mạch truyện hồi cố những chi tiết trong quá khứ của nhân vật, người kể chuyện cung cấp cho người đọc những chi tiết để hình dung về con người của Hộ, nhất là những suy tư của nhân vật. Cách tổ chức mạch truyện phá vỡ trật tự sự kiện như vậy chính là một đặc trưng nổi bật của nghệ thuật tự sự hiện đại so với truyền thống.
Đời thừa là một truyện ngắn ít hành động không có những kịch tính dồn dập, thay vào đó, truyện tập trung miêu tả dòng suy tưởng và những xung đột trong thế giới tinh thần của nhân vật. Người kể chuyện ở ngôi thứ ba, trần thuật theo điểm nhìn bên trong gắn với ý thức của nhân vật hơn là từ điểm nhìn bên ngoài. Hình thức trần thuật hướng nội này phù hợp với việc khắc hoạ nhân vật như là một con người có đời sống tư tưởng.
Hộ không khỏi làm người đọc liên hệ đến Điền, nhân vật nhà văn trong truyện ngắn Giăng sáng được Nam Cao sáng tác trước đó. Nhưng nếu như Điền vốn từng có những ngộ nhận trong việc xác định giá trị mình muốn theo đuổi trong sự nghiệp và đời sống thì ngay từ đầu, Hộ đã được miêu tả như một con người có những lí tưởng đáng trân trọng. Hộ đặt ra nguyên tắc sống tình thương coi kẻ mạnh phải là người “nâng người khác trên đôi vai của mình” và bản thân Hộ, bằng hành động giang tay giúp đỡ Từ khi cô bị phụ bạc, đã hiện thực hoá nguyên tắc sống ấy. Trong nghề nghiệp, Hộ nuôi hoài bão văn chương và nhân vật hiểu rõ văn chương chân chính đòi hỏi những phẩm chất rất cao như thế nào. Nhưng vì cuộc sống khốn quẫn, những giá trị đáng ra phải cộng hưởng với nhau lại nảy sinh xung đột. Điều này khiến cuộc đấu tranh nội tâm ở nhân vật mang tính chất bi kịch.
Trên thực tế, nhân vật của Nam Cao đã lựa chọn lẽ sống tình thương thay cho khát vọng sự nghiệp. Hộ chấp nhận gác lại tham vọng văn chương chấp nhận viết văn để kiếm tiền - điều mà trước đó anh vốn không nghĩ đến. Thứ văn chương dùng để mưu sinh ấy khiến Hộ đành phải dễ dãi với ngòi bút của mình, viết nhanh, viết nông không thể cầu toàn với chữ nghĩa như trước kia nữa, nhờ đó, mới có thể nuôi sống được gia đình. Sự lựa chọn này có thể trấn an nhân vật về mặt đạo đức nhưng hoàn toàn không đem đến sự thanh thản trong nội tâm cho Hộ. Bởi khát vọng văn chương là thứ khiến Hộ có thể khẳng định ý nghĩa đời sống của bản thân như một cá nhân, điều mà bổn phận đạo lí không thể khoả lấp trọn vẹn. Đấy chính là lí do khiến Hộ luôn dằn vặt trước trang viết của mình. Có một khía cạnh đáng chú ý ở đây: thực ra xã hội không phê phán Hộ vì anh viết dở, viết nhạt; thứ văn chương mà Hộ tự thấy tầm thường ấy vẫn được in báo, vẫn được trả nhuận bút. Nhưng chính sự tự ý thức của Hộ đã khiến nhân vật không thể yên tâm với sự dễ dãi của xã hội với các giá trị tầm thường. Anh thấy mình không phải đang tạm gác lại khát vọng sự nghiệp mà là mình đang “hỏng”, đang phản bội chính những lí tưởng mà mình đã xác định. Trong nội tâm của Hộ, thường xuyên có một phiên toà, nơi chính anh tự kết án chính mình bằng những ngôn từ nặng nề nhất như “khốn nạn”, “cẩu thả”, “bất lương”, “đê tiện”. Nương theo dòng suy nghĩ của nhân vật, người kể chuyện như giúp người đọc “quan sát cận cảnh” xung đột nội tâm thường trực ở Hộ. Hình thức lời trần thuật nửa trực tiếp với các từ được chủ ý lặp lại, các câu hỏi mang tính chất tự vấn đóng vai trò quan trọng trong việc diễn tả sự tự đay nghiến cũng như nỗi thất vọng của nhân vật về chính mình: “Khốn nạn! Khốn nạn thay cho hắn! Bởi vì hắn chính là một thằng khốn nạn! [...] Chao ôi! Hắn đã viết những gì? Toàn những cái vô vị, nhạt phèo, gọi những tình cảm rất nhẹ, rất nông diễn một vài ý rất thông thường quấy loãng trong một thứ văn bằng phẳng và quá ư dễ dãi. Hắn chẳng đem một chút mới lạ gì đến văn chương. Thế nghĩa là hắn là một kẻ vô ích, một người thừa. Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có... Hắn nghĩ thế và buồn lắm, buồn lắm! Còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình? Còn gì đau đớn cho một kẻ vẫn khát khao làm một cái gì mà nâng cao giá trị đời sống của mình, mà kết cục chẳng làm được cái gì, chỉ những lo cơm áo mà đủ mệt?”.
Nhưng bi kịch ở Hộ không phải chỉ nằm ở chỗ sự nghiệp rơi vào bế tắc. Sự xuống dốc trên con đường văn chương của Hộ kéo theo sự tha hoá về nhân cách của nhân vật. Họ biến nổi bất mãn về bản thân thành những hành động bạo hành mà vợ con của mình – những người trước đó anh từng coi là đối tượng để thực hành lẽ sống tình thương - phải hứng chịu. Không chỉ phản bội lại lí tưởng văn chương, Hộ còn tự giẫm đạp lên lí tưởng sống của mình. Trải nghiệm của Hộ sau trận say rượu – sự kiện duy nhất được miêu tả trong truyện ngắn này – không phải là trải nghiệm lần đầu của nhân vật. Nhớ lại những gì mình đã làm trong cơn say, Hộ xấu hổ và ăn năn, lại sẵn sàng tự kết án mình bằng ngôn từ nặng nề nhất có thể trước mặt Từ “Anh... anh... chỉ là... một thằng... khốn nạn!..”. Và Từ hẳn đây cũng không phải là lần đầu tiên và duy nhất, từ chối vai trò là quan toà khi nghe lời xưng tội của Hộ Ngay lập tức, cô đặt mình vào vai trò của người bào chữa cho Hộ khi nói Hộ “chỉ là một người khổ sở”. Và rồi cuối cùng, cô tự kết án mình mới chính là nguyên nhân dẫn đến bị kịch của Hộ: “Chính vì em mà anh khổ...”. Tất cả những gì Từ có thể làm chỉ là chịu tội thay. Kẻ xưng tội thì không được thừa nhận tội; kẻ được quyền kết tội thì không chỉ từ chối quyền đó mà còn cả thẩm quyền tha thứ. Câu chuyện kết thúc nhưng những vấn đề trong đời sống của cả Từ và Hộ vẫn cứ ngổn ngang hầu như không thể giải quyết.
Người kể chuyện ở đây giữ một khoảng cách nhất định với nhân vật. Khoảng cách ấy được thể hiện rõ nhất qua giọng điệu trần thuật. Người kể chuyện có những đồng cảm nhất định với cuộc đấu tranh nội tâm của Hộ, ghi nhận sự chân thành trong thái độ ăn năn, biết lỗi của nhân vật sau trận say. Nhưng mặt khác, người kể chuyện cũng thể hiện thái độ nghiêm khắc đối với Hộ qua cách dùng đại từ nhân xưng “hắn” để gọi nhân vật, qua giọng điệu kể hàm chứa sự mỉa mai ngầm đối với cơn cao hứng của Hộ khi tuyên ngôn về văn chương giữa cuộc say, và nhất là qua cách miêu tả tiếng khóc của nhân vật. Khoảnh khắc Hộ bật khóc như “nước một quả chanh mà người ta bóp mạnh” chính là khoảnh khắc nhân vật đối diện với sự thật của chính mình, rằng Hộ không phải là “kẻ mạnh” như anh từng nghĩ, rằng thay vì nâng đỡ Từ, một người yếu đuối như anh từng tâm niệm thì hoá ra chính anh lại đang giày vò Từ, bắt Từ chịu thêm những tổn thương. Và liệu rằng những triết lí sống tưởng như đẹp đẽ mà Hộ muốn vươn đến đã thoát ra khỏi chủ nghĩa vị kỉ của một cá nhân vốn được mặc định là “kẻ mạnh”? Có thể nói, người kể chuyện đã thay mặt Nam Cao để làm cái việc mà ông quan tâm nhất khi cầm bút. Đó là “đau đáu nhìn vào cái nhân cách”, là việc “săn đuổi chính mình đầy ráo riết” và cũng là “săn đuổi cái nhân cách con người ta nói chung” (chữ dùng của Nguyễn Minh Châu).
Đời thừa là một truyện ngắn giàu tính phê phán. Ngoài phê phán việc con người, nhất là người trí thức, có thể đánh mất mình như thế nào, truyện ngắn của Nam Cao còn muốn phê phán những thiết chế xã hội đã đẩy các giá trị lớn vào tình thế xung đột với nhau, nơi cái tầm thường được biện bạch bằng lí do hoàn cảnh, trong khi đó những lí tưởng khát vọng lớn của con người lại bị hi sinh, bị tha hoá bởi những thứ tưởng như nhỏ nhặt nhất trong đời thường khiến sự sống của con người trở nên mất ý nghĩa. Sự phê phán của Nam Cao là biểu hiện của một “tấm lòng thương đời nhất” và một “con mắt nhìn đời ác nhất”), nói như Nguyễn Minh Châu. Tất cả điều này gây ấn tượng mạnh mẽ đối với người đọc nhờ một nghệ thuật tự sự có chiều sâu, giàu sức thuyết phục.
(Nhóm biên soạn)
Sắp xếp lại các nội dung sau để chỉ rõ trình tự người viết đã sử dụng khi phân tích các phương diện làm nên sức hấp dẫn của nghệ thuật tự sự trong Đời thừa.
- Chỉ ra mối liên hệ giữa người kể chuyện trong tác phẩm với nhà văn.
- Phân tích vai trò của ngôi kể, điểm nhìn và lời trần thuật trong việc khắc họa nhân vật.
- Chỉ ra đặc điểm của người kể chuyện trong truyện ngắn (ngôi kể và điểm nhìn).
- Mô tả và đánh giá cách Nam Cao kiến tạo truyện kể.
Một vài nét về nghệ thuật tự sự của Nam Cao
trong truyện ngắn Đời thừa
Đời thừa (1943) là một truyện ngắn nổi bật của Nam Cao trong mảng đề tài về người trí thức. Tác phẩm đánh dấu sự chín muồi trong tư tưởng nghệ thuật của nhà văn và thường được xem như một tuyên ngôn của Nam Cao về văn học. Không chỉ có giá trị về mặt tư tưởng, Đời thừa còn đặc sắc về nghệ thuật tự sự. Đây cũng là phương diện chưa được chú ý nhiều trong những phân tích, bình giảng về truyện ngắn này.
Đời thừa có cấu trúc điển hình của một truyện ngắn. Toàn bộ câu chuyện chỉ diễn ra từ ngày hôm trước đến sáng hôm sau với sự kiện chính là trận say rượu của nhà văn Hộ, nhân vật trung tâm. Câu chuyện cũng không được thuật lại theo trình tự thời gian. Truyện mở đầu bằng đoạn văn mà người kể chuyện miêu tả cận cảnh khoảnh khắc Hộ đang chăm chú đọc sách, qua đó có thể thấy thế giới sách là niềm say mê lớn nhất của nhân vật. Rồi từ đó, mạch truyện hồi cố những chi tiết trong quá khứ của nhân vật, người kể chuyện cung cấp cho người đọc những chi tiết để hình dung về con người của Hộ, nhất là những suy tư của nhân vật. Cách tổ chức mạch truyện phá vỡ trật tự sự kiện như vậy chính là một đặc trưng nổi bật của nghệ thuật tự sự hiện đại so với truyền thống.
Đời thừa là một truyện ngắn ít hành động không có những kịch tính dồn dập, thay vào đó, truyện tập trung miêu tả dòng suy tưởng và những xung đột trong thế giới tinh thần của nhân vật. Người kể chuyện ở ngôi thứ ba, trần thuật theo điểm nhìn bên trong gắn với ý thức của nhân vật hơn là từ điểm nhìn bên ngoài. Hình thức trần thuật hướng nội này phù hợp với việc khắc hoạ nhân vật như là một con người có đời sống tư tưởng.
Hộ không khỏi làm người đọc liên hệ đến Điền, nhân vật nhà văn trong truyện ngắn Giăng sáng được Nam Cao sáng tác trước đó. Nhưng nếu như Điền vốn từng có những ngộ nhận trong việc xác định giá trị mình muốn theo đuổi trong sự nghiệp và đời sống thì ngay từ đầu, Hộ đã được miêu tả như một con người có những lí tưởng đáng trân trọng. Hộ đặt ra nguyên tắc sống tình thương coi kẻ mạnh phải là người “nâng người khác trên đôi vai của mình” và bản thân Hộ, bằng hành động giang tay giúp đỡ Từ khi cô bị phụ bạc, đã hiện thực hoá nguyên tắc sống ấy. Trong nghề nghiệp, Hộ nuôi hoài bão văn chương và nhân vật hiểu rõ văn chương chân chính đòi hỏi những phẩm chất rất cao như thế nào. Nhưng vì cuộc sống khốn quẫn, những giá trị đáng ra phải cộng hưởng với nhau lại nảy sinh xung đột. Điều này khiến cuộc đấu tranh nội tâm ở nhân vật mang tính chất bi kịch.
Trên thực tế, nhân vật của Nam Cao đã lựa chọn lẽ sống tình thương thay cho khát vọng sự nghiệp. Hộ chấp nhận gác lại tham vọng văn chương chấp nhận viết văn để kiếm tiền - điều mà trước đó anh vốn không nghĩ đến. Thứ văn chương dùng để mưu sinh ấy khiến Hộ đành phải dễ dãi với ngòi bút của mình, viết nhanh, viết nông không thể cầu toàn với chữ nghĩa như trước kia nữa, nhờ đó, mới có thể nuôi sống được gia đình. Sự lựa chọn này có thể trấn an nhân vật về mặt đạo đức nhưng hoàn toàn không đem đến sự thanh thản trong nội tâm cho Hộ. Bởi khát vọng văn chương là thứ khiến Hộ có thể khẳng định ý nghĩa đời sống của bản thân như một cá nhân, điều mà bổn phận đạo lí không thể khoả lấp trọn vẹn. Đấy chính là lí do khiến Hộ luôn dằn vặt trước trang viết của mình. Có một khía cạnh đáng chú ý ở đây: thực ra xã hội không phê phán Hộ vì anh viết dở, viết nhạt; thứ văn chương mà Hộ tự thấy tầm thường ấy vẫn được in báo, vẫn được trả nhuận bút. Nhưng chính sự tự ý thức của Hộ đã khiến nhân vật không thể yên tâm với sự dễ dãi của xã hội với các giá trị tầm thường. Anh thấy mình không phải đang tạm gác lại khát vọng sự nghiệp mà là mình đang “hỏng”, đang phản bội chính những lí tưởng mà mình đã xác định. Trong nội tâm của Hộ, thường xuyên có một phiên toà, nơi chính anh tự kết án chính mình bằng những ngôn từ nặng nề nhất như “khốn nạn”, “cẩu thả”, “bất lương”, “đê tiện”. Nương theo dòng suy nghĩ của nhân vật, người kể chuyện như giúp người đọc “quan sát cận cảnh” xung đột nội tâm thường trực ở Hộ. Hình thức lời trần thuật nửa trực tiếp với các từ được chủ ý lặp lại, các câu hỏi mang tính chất tự vấn đóng vai trò quan trọng trong việc diễn tả sự tự đay nghiến cũng như nỗi thất vọng của nhân vật về chính mình: “Khốn nạn! Khốn nạn thay cho hắn! Bởi vì hắn chính là một thằng khốn nạn! [...] Chao ôi! Hắn đã viết những gì? Toàn những cái vô vị, nhạt phèo, gọi những tình cảm rất nhẹ, rất nông diễn một vài ý rất thông thường quấy loãng trong một thứ văn bằng phẳng và quá ư dễ dãi. Hắn chẳng đem một chút mới lạ gì đến văn chương. Thế nghĩa là hắn là một kẻ vô ích, một người thừa. Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có... Hắn nghĩ thế và buồn lắm, buồn lắm! Còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình? Còn gì đau đớn cho một kẻ vẫn khát khao làm một cái gì mà nâng cao giá trị đời sống của mình, mà kết cục chẳng làm được cái gì, chỉ những lo cơm áo mà đủ mệt?”.
Nhưng bi kịch ở Hộ không phải chỉ nằm ở chỗ sự nghiệp rơi vào bế tắc. Sự xuống dốc trên con đường văn chương của Hộ kéo theo sự tha hoá về nhân cách của nhân vật. Họ biến nổi bất mãn về bản thân thành những hành động bạo hành mà vợ con của mình – những người trước đó anh từng coi là đối tượng để thực hành lẽ sống tình thương - phải hứng chịu. Không chỉ phản bội lại lí tưởng văn chương, Hộ còn tự giẫm đạp lên lí tưởng sống của mình. Trải nghiệm của Hộ sau trận say rượu – sự kiện duy nhất được miêu tả trong truyện ngắn này – không phải là trải nghiệm lần đầu của nhân vật. Nhớ lại những gì mình đã làm trong cơn say, Hộ xấu hổ và ăn năn, lại sẵn sàng tự kết án mình bằng ngôn từ nặng nề nhất có thể trước mặt Từ “Anh... anh... chỉ là... một thằng... khốn nạn!..”. Và Từ hẳn đây cũng không phải là lần đầu tiên và duy nhất, từ chối vai trò là quan toà khi nghe lời xưng tội của Hộ Ngay lập tức, cô đặt mình vào vai trò của người bào chữa cho Hộ khi nói Hộ “chỉ là một người khổ sở”. Và rồi cuối cùng, cô tự kết án mình mới chính là nguyên nhân dẫn đến bị kịch của Hộ: “Chính vì em mà anh khổ...”. Tất cả những gì Từ có thể làm chỉ là chịu tội thay. Kẻ xưng tội thì không được thừa nhận tội; kẻ được quyền kết tội thì không chỉ từ chối quyền đó mà còn cả thẩm quyền tha thứ. Câu chuyện kết thúc nhưng những vấn đề trong đời sống của cả Từ và Hộ vẫn cứ ngổn ngang hầu như không thể giải quyết.
Người kể chuyện ở đây giữ một khoảng cách nhất định với nhân vật. Khoảng cách ấy được thể hiện rõ nhất qua giọng điệu trần thuật. Người kể chuyện có những đồng cảm nhất định với cuộc đấu tranh nội tâm của Hộ, ghi nhận sự chân thành trong thái độ ăn năn, biết lỗi của nhân vật sau trận say. Nhưng mặt khác, người kể chuyện cũng thể hiện thái độ nghiêm khắc đối với Hộ qua cách dùng đại từ nhân xưng “hắn” để gọi nhân vật, qua giọng điệu kể hàm chứa sự mỉa mai ngầm đối với cơn cao hứng của Hộ khi tuyên ngôn về văn chương giữa cuộc say, và nhất là qua cách miêu tả tiếng khóc của nhân vật. Khoảnh khắc Hộ bật khóc như “nước một quả chanh mà người ta bóp mạnh” chính là khoảnh khắc nhân vật đối diện với sự thật của chính mình, rằng Hộ không phải là “kẻ mạnh” như anh từng nghĩ, rằng thay vì nâng đỡ Từ, một người yếu đuối như anh từng tâm niệm thì hoá ra chính anh lại đang giày vò Từ, bắt Từ chịu thêm những tổn thương. Và liệu rằng những triết lí sống tưởng như đẹp đẽ mà Hộ muốn vươn đến đã thoát ra khỏi chủ nghĩa vị kỉ của một cá nhân vốn được mặc định là “kẻ mạnh”? Có thể nói, người kể chuyện đã thay mặt Nam Cao để làm cái việc mà ông quan tâm nhất khi cầm bút. Đó là “đau đáu nhìn vào cái nhân cách”, là việc “săn đuổi chính mình đầy ráo riết” và cũng là “săn đuổi cái nhân cách con người ta nói chung” (chữ dùng của Nguyễn Minh Châu).
Đời thừa là một truyện ngắn giàu tính phê phán. Ngoài phê phán việc con người, nhất là người trí thức, có thể đánh mất mình như thế nào, truyện ngắn của Nam Cao còn muốn phê phán những thiết chế xã hội đã đẩy các giá trị lớn vào tình thế xung đột với nhau, nơi cái tầm thường được biện bạch bằng lí do hoàn cảnh, trong khi đó những lí tưởng khát vọng lớn của con người lại bị hi sinh, bị tha hoá bởi những thứ tưởng như nhỏ nhặt nhất trong đời thường khiến sự sống của con người trở nên mất ý nghĩa. Sự phê phán của Nam Cao là biểu hiện của một “tấm lòng thương đời nhất” và một “con mắt nhìn đời ác nhất”), nói như Nguyễn Minh Châu. Tất cả điều này gây ấn tượng mạnh mẽ đối với người đọc nhờ một nghệ thuật tự sự có chiều sâu, giàu sức thuyết phục.
(Nhóm biên soạn)
Trong phần kết của bài viết, người viết đã làm gì?
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây